"Trời hòa bình có xanh như, ngày xưa ngắm nhìn?"
Lúc khỏe, bác sẽ bán bánh mì, hiền lành, cười với hàm răng chiếc còn chiếc mất. Một bên mắt bị hỏng, hoặc có nhìn được hay không tôi không biết. Nó đục ngầu. Có lẽ chính vì vậy mà bác hay trả nhầm tiền. 15 nghìn cái bánh mì, có khi bác trả lại cả 20 nghìn. Có người cứ thế cầm mà đi.
Lũ trẻ con cũng hay trêu bác, vì bác vừa đi vừa nói nhảm, lại hay đấm tay vào đầu. Chúng nó trêu, hò hét cái câu gì đó m.ất dạy, sau đó hò nhau chạy. Lần nào bác cũng dậm dậm chân dọa rồi lại thôi.
Bác có mảnh đạn còn g.ăm trong đầu. Biên giới năm 1979. Nó không bao giờ được lấy ra. Câu chuyện chỉ được kể khi tôi ngồi đợi vợ bác tráng trứng cho vào bánh mỳ. Vợ bác nói: "Trở trời thế này là đầu đau lắm, nhà phải có người trông, không là đ.ập p.há đồ đạc. Đi lang thang, người ta đ.ánh cho thì khổ."
Câu chuyện c.ắt đứt mạch ở đó. Mảnh đạn không lấy ra giống như câu chuyện không bao giờ được kể cho trọn vẹn. Và rồi nó sẽ bị lãng quên.
Bác đã m.ất được 2 năm.
-----
Tôi ngồi nhậu. Quán vỉa hè. Người lính đi chiếc xe đạp cũ. Lặng lẽ đứng nép một góc, cây sáo trúc thổi khúc nhạc quê. Tiếng sáo bị át bởi những chiếc loa công suất lớn, bài nhạc trẻ thịnh hành, những xô bồ cười nói, chúc nhau cốc bia, chén rượu.
Vài cái bật lửa, cây bút, cái cắt móng tay trong chiếc giỏ để trên yên sau xe. Không cạnh tranh nổi với kẹo cao su chào mời tận bàn, sau bài hát đầy ngẫu hứng của ca sĩ đường phố. Người lính già không chào mời ai.
Tôi đứng dậy xin mua chiếc bật lửa. 5 nghìn. Tôi đưa 20 nghìn. Chú móc bịch nilon được cuộn chặt ở túi áo trước đếm tiền trả. Áo lính xanh đã bợt hết màu, mũ cối - chỉ sứt lỗ chỗ.
Tôi nói: "Con biếu chú." Chú chắp tay cảm ơn. Hỏi: "Cậu có thích bài nào không?"
Tôi lắc đầu.
"Chú trước đi bộ đội ở đâu chú?"
"Quảng Trị năm 72 cậu ạ." – Mắt chú chỉ ánh lên một chút – Rồi lại tắt.
-----
Chú tôi, ngày tôi còn nhỏ chỉ thích được ngồi sau xe chú, chú chở đến lớp. Kể câu chuyện bom đạn khi xưa. Tôi rất hào hứng, trẻ con không hiểu được chuyện, chỉ thấy bom đạn bắn nhau là sướng rồi.
Tôi hỏi chú đã bắn được đứa nào chưa. Chú không bao giờ trả lời. Chú chỉ bảo: "Mày còn nhỏ, đừng nghĩ đến bắn g.iết."
Chú giải ngũ, làm nghề sửa xe máy. Vẫn con xe su hào cũ, áo lính lấm lem, khắp người toàn dầu mỡ. Vợ chú ở nhà bán thêm tủ kem, lần nào chú đón tôi cũng được chiêu đãi.
Ngày tôi đi du học, chú lên chào, vẫn dúi cho tôi 500 nghìn tiền taxi đi sân bay, không nhận không được.
Chú nói chuyện với bố.
"Hôm nay giỗ Trúc, Biên, Khang, Hợi.." – vài cái tên tôi không nhớ nổi – "Bom c.hết cùng một ngày, em mới ở Quảng Trị về đấy chứ."
Chú kể, uống nước trong cái hào, nắng cạn toàn x.ác đồng đội bên dưới. Chú chiến đấu ở Quảng Trị, rồi lại lên đường đi Biên Giới.
Chú m.ất năm ngoái, tôi bay về chỉ kịp thắp nén hương tàn.
Chú bị đ.iếc một bên tai do áp lực của bom.
-----
17/2/79
Súng nổ dồn nơi Biên Giới. Đại Bác đốt cháy Hoàng Liên Sơn.
Thanh niên viết đơn bằng m.áu để lên đường ra trận. Có hàng vạn người không bao giờ trở về nữa. Đất Mẹ cần. Người ta đi giữ mảnh trời quê hương.
Vang vang như câu hát của Hải Bột:
"Trời hòa bình có xanh như, ngày xưa ngắm nhìn?"
Cảm ơn các anh, các chú, các bác. Xin kính cẩn nghiêng mình."
(Bài viết của tác giả From BeP)
Nhận xét
Đăng nhận xét